![](https://niengrangmattronghanoi.com/wp-content/uploads/2016/10/dac-diem-cua-khop-can-cheo.jpg)
Thuật ngữ cắn chéo răng sau dùng để chỉ một bất thường về tương quan răng theo chiều trong ngoài, lệch lạc răng theo mặt phẳng ngang. Bất thường có thể chỉ ở một răng hoặc nhóm răng phía sau, một hay hai bên, do xương, răng hay cả hai; cũng có thể xuất phát từ sự bất hài hòa giữa cung răng hàm trên hay hàm dưới.
>>> Xem thêm các tin tức niềng răng khác
Cắn chéo răng sau không tự điều chỉnh được ( trừ trường hợp điểm chạm sớm trong suốt thời kỳ răng sữa), thậm chí trở nên tồi tệ trong giai đoạn ; vì thế cần phải can thiệp và phát hiện sớm. Một trong những phương pháp để điều trị là sử dụng chỉnh nha mặt (trong hoặc ngoài).
- Đặc điểm về hình thái của khớp cắn chéo
Cắn chéo răng sau hay gặp ở hàm răng sữa và giai đoạn sớm trong thời kỳ răng hỗn hợp, với báo cáo cho thấy từ 7% đến 23%. Sự sai khớp cắn này thường đi cùng với việc hàm dưới thay đổi từ tư thế nghỉ đến lồng múi, gây ra lệch đường giữa, còn được gọi là khớp cắn. Phổ biến là cắn chéo một bên, hàm dưới khi thực hiện chức năng sẽ di chuyển về bên bị bệnh.
Cắn chéo răng sau trong thời kỳ răng sữa và răng hỗn hợp giai đoạn sớm hẹp nhẹ hàm trên hai bên,vì sự di chuyển chức năng về một phía nên sẽ trông như cắn chéo một bên. Theo Kutin và Hawes, có tới 8,4% cắn chéo chức năng trong giai đoạn răng sữa, nhưng giảm chỉ còn 7,2 % giai đoạn răng hỗn hợp; nguyên nhân có thể là do các điểm chạm sớm giới hạn sự trượt hàm dưới. Các báo cáo chỉ ra rằng cắn chéo răng sau hiếm khi tự điều chỉnh, việc trì hoãn điều trị và trạng thái hoạt động của các cơ vùng hàm mặt không cân xứng sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến khớp thái dương hàm và sự phát triển sọ mặt.
Một vài nghiên cứu trên phim chỉ ra rằng, các răng trước chen chúc và đôi khi răng nanh mọc kẹt. Can thiệp sớm sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển khớp cắn bình thường.
- Nguyên nhân khớp cắn chéo
Nguyên nhân của cắn chéo răng sau có nhiều giả thuyết. Bất thường này có thể di truyền hoặc bẩm sinh, chẳng hạn các bất thường bẩm sinh như khe hở vòm miệng hay sự phát triển bất cân xứng hàm dưới hoặc hàm trên, có thể trong một số bệnh lý như viêm khớp, bệnh to cực, loạn dưỡng cơ, thiểu sản hoặc quá sản lồi cầu và u xương.
Cắn chéo răng sau được xem là yếu tố tại chỗ liên quan đến trường hợp răng sữa mất sớm hay tồn tại lâu trên cung hàm, chen chúc răng, bất thường trong mọc răng.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý với một số nguyên nhân phổ biến của cắn chéo răng sau là:
- Tật mút ngón tay hoặc ty giả.
- Thở mũi kém.
- Tật đẩy lưỡi.
- Lưỡi ở vị trí thấp.
- Kết hợp các yếu tố trên.
Nhìn chung, trong cắn chéo răng sau, yếu tố cơ, xương, răng ảnh hưởng do các tác động về gen, bẩm sinh, môi trường, chức năng hoặc các thói quen. Sử dung niềng răng mặt trong tại Hà Nội sẽ giải quyết được vấn đề này.
Allen và cộng sự khi nghiên cứu sự tác động của xương tới khớp cắn chéo răng sau đã nhận ra hai thay đổi có liên quan đến bất thường này, đó là độ rộng cung hàm phía sau hàm trên hàm dưới rất nhỏ, và chiều cao tầng mặt dưới lớn. có thể là do yếu tố di truyền hoặc môi trường. Hình 12-1 là một ví dụ về yếu tố di truyền, trong đó cả hai chị em sinh đôi đều có cắn chéo, một bị bên trái, người còn lại bị bên phải.
Hình 12-1. Từ a-c : cắn chéo răng sau bên trái. Từ d-f: cắn chéo răng sau bên phải.
Bên cạnh những nguyên nhân di truyền và bẩm sinh rất hiếm gặp thì phổ biến hơn cả là các nguyên nhân tại chỗ gây ra tình trạng này, đặc biệt trong giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp. Do vậy, nhiệm vụ của nha sỹ phải thăm khám kỹ và phát hiện sớm các yếu tố bất thường đang ảnh hưởng đến quá trình phát triển khớp cắn của những bệnh nhân trẻ tuổi.
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng những thói quen bú nuốt phi dinh dưỡng là một nguyên nhân phổ biến gây ra cắn chéo. Warren và Bishara theo dõi thói quen này trên 372 trẻ từ 4 đến 5 tuổi và thấy rằng những thay đổi về răng và xương nhiều nhất khi thói quen này tiếp tục sau 48 tháng tuổi. Trong số những trẻ trên 48 tháng vẫn còn thói quen mút tay có tới 29% bị cắn chéo răng sau. Số lượng trẻ bị cắn chéo răng sau tăng nhiều hơn nếu sau 24 tháng tuổi vẫn còn thói quen mút ty giả.
Việc trẻ thở miệng theo một số nhà nghiên cứu sẽ ảnh hưởng tớitrí óc, xương hàm, tư thế lưỡi và khớp cắn của trẻ. Souki và cộng sự nghiên cứu 401 trẻ từ 2 đến 12 tuổi có thói quen thở miệng, các bác sỹ tai mũi họng thừa nhận rằng phần lớn những trẻ này có khớp cắn chéo răng sau, cắn hở răng trước và sai khớp cắn hạng II.
Trong thời kỳ răng sữa và răng hỗn hợp, nếu trẻ mắc các bệnh như viêm VA, viêm amygdal, viêm mũi dị ứng sẽ dẫn đến ngạt tắc mũi và thở miệng, điều này dẫn đến làm hẹp hàm trên và gây ra cắn chéo răng sau. Vì vậy khi khám thấy một đứa trẻ bị cắn chéo, nha sỹ nên đánh giá các vấn đề về hô hấp.
Oulis và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ cắn chéo răng sau trên 120 trẻ có biểu hiện viêm VA có hoặc không có phì đại amygdale và đã nạo VA trước đó. Mỗi trẻ được chụp phim sọ nghiêng để đánh giá tương quan giữa biểu hiện cắn chéo với biểu hiện tắc nghẽn đường hô hấp trên. Kết quả cho ra có tới 47% trẻ gặp vấn đề về cắn chéo.
Trong một nghiên cứu trên diện rộng trẻ em vùng Scandinavi, Ogaard và cộng sự so sánh tật mút ngón tay và ty giả với tình trạng cắn chéo. Họ thấy rằng việc sử dụng ty giả có liên quan tới việc làm tăng độ rộng liên răng nanh hàm dưới, giảm độ rộng liên răng nanh hàm trên và tăng mức độ cắn chéo răng sau. Nghiên cứu của Adair trẻ từ 2-5 tuổi cũng cho thấy tỷ lệ cắn chéo răng sau khá phổ biến khi trẻ có thói quen mút ty giả. Sự cắn chéo răng sau càng nặng nề hơn nếu trẻ tiếp tục thói quen này trên 4 tuổi. Còn trong nghiên cứu dịch tễ học của Infante trẻ từ 2-6 tuổi người Mỹ có thói quen mút ngón tay, ông thấy liên quan nhiều tới cắn chéo răng sau.
- Mức độ phổ biến của tình trạng khớp cắn chéo
Tình trạng cắn chéo răng sau ở giai đoạn răng sữa và răng vĩnh viễn theo các báo cáo trên phạm vi khá rộng, nhiều nghiên cứu cho thấy cắn chéo một bên kèm theo sự lệch hàm dưới sang bên có tỷ lệ lớn các dạng cắn chéo khác.
Thilander và Lennartsson điều tra 898 trẻ 4 tuổi ở Thụy Điển thấy có 9,6 % trẻ có cắn chéo. Trong 238 trẻ học mẫu giáo và 277 học sinh lớp 2 theo nghiên cứu của Kutin và hawes thì có 8% trẻ từ 3-5 tuổi và 7,2% trẻ từ 7-9 tuổi bị. Tỷ lệ giữa nam và nữ không có sự khác biệt. Hanson và cộng sự nghiên cứu 227 trẻ từ 3- 5 tuổi, tỷ lệ trẻ cắn chéo lớn hơn 23%.
Nguồn tham khảo từ Nha Sỹ Việt Anh